Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào: 3 cách đeo theo văn hóa các nước

Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào

Cầu hôn vốn là văn hóa phương Tây được du nhập vào các nước phương Đông, “nhập gia tùy tục”, việc đeo nhẫn cầu hôn có sự thay đổi phù hợp phong tục, văn hóa, quan niệm. Vậy nhẫn cầu hôn đeo ngón nào giúp cặp đôi bên nhau trọn đời? Tìm hiểu ngay!

1. Cách đeo nhẫn cầu hôn ở các nền văn hóa

1.1. Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào – Theo văn hóa phương Tây

Nhẫn cầu hôn theo văn hóa phương Tây như Pháp, Mỹ, Anh được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái. Theo đó, người phương Tây quan niệm nhẫn cầu hôn tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Tình yêu sẽ xuất phát từ trái tim, trong khi trái tim nằm bên trái và ngón áp út bàn tay trái ở đây chính là vị trí tĩnh mạch chạy thẳng về tim. Vì vậy khi đeo ở ngón áp út, nhẫn cầu hôn có sự liên kết mạnh mẽ với trái tim. Như hứa hẹn tình yêu sẽ bất diệt cho tới khi ngưng thở.

Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào – Theo văn hóa phương Tây

1.2. Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào – Theo quan niệm người Do Thái

Đối với người Do Thái lại có quan niệm khác. Họ tin rằng tay phải là tay thuận, đeo nhẫn cầu hôn bên bàn tay phải mọi thứ sẽ thuận lợi và may mắn hơn. Đồng thời như nhắc nhở bản thân hãy làm những điều đúng đắn, không làm việc sai trái. Nhẫn cầu hôn theo quan niệm người Do Thái vì vậy được đeo ở ngón tay trỏ thuộc bàn tay phải.

Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào – Theo quan niệm người Do Thái

1.3. Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào – Theo văn hóa phương Đông

Nhẫn cầu hôn khi du nhập vào các nước châu Á đã được thay đổi phù hợp văn hóa phương Đông. Theo đó, phụ nữ phương Đông thường đeo nhẫn cầu hôn ở vị trí ngón giữa thuộc bàn tay trái. 

Mỗi ngón tay trên bàn tay theo quan niệm phương Đông đều đại diện cho một đối tượng, ở đây ngón tay giữa đại diện cho chính bản thân người phụ nữ. Vì vậy việc đeo ở ngón tay giữa như một lời khẳng định ngầm rằng cô gái là “hoa đã có chủ”. 

Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào – Theo văn hóa phương Đông

1.4. Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào mới đúng?

Tùy theo quan niệm cũng như nền văn hóa, phong tục ở mỗi nơi mỗi khác mà nữ giới sẽ chọn việc đeo nhẫn cầu hôn cho phù hợp. Đồng thời việc đeo nhẫn nên đảm bảo tạo sự thoải mái và thuận tiện nhất phù hợp đặc thù công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Nếu là một cô gái phương Đông, có thể lựa chọn đeo nhẫn cầu hôn vào ngón áp út thuộc bàn tay trái cho tới ngày cưới. Khi đến ngày trọng đại nhất thì chiếc nhẫn cầu hôn sẽ được đeo ở ngón tay giữa bên tay trái để “nhường chỗ” cho chiếc nhẫn cưới – chiếc nhẫn mở ra một cuộc sống hôn nhân gia đình hạnh phúc viên mãn.

Lúc này theo quan niệm thì nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn sẽ đeo lần lượt ở hai ngón tay ngay cạnh nhau: Nhẫn cưới ở vị trí gần trái tim nhất và nhẫn cầu hôn đeo ngay cạnh ngón tay đeo nhẫn. Ngụ ý chỉ cả hai sẽ là ổ khóa “khóa chặt” trái tim của hai người mãi bên nhau.

Có thể đeo nhẫn cầu hôn ở ngón tay giữa bên trái

2. Tips chọn nhẫn cầu hôn cho chàng khiến nàng “đổ gục”

Việc chàng trai lựa chọn nhẫn cầu hôn càng tỉ mỉ, tinh tế bao nhiêu càng chứng tỏ chàng trai thực sự nghiêm túc, đặt tâm vào mối quan hệ, cũng như mong muốn được bên nàng trọn đời.

Một chiếc nhẫn đính hôn sẽ bao gồm hai phần chủ yếu và quan trọng nhất: Phần thân nhẫn và phần đá quý hay kim cương đính kết trang trí trên nhẫn. 

  • Phần thân hay vỏ nhất có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như bạc, vàng hay bạch kim 
  • Phần trang trí có thể sử dụng kim cương hoặc đá quý

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà chàng có thể lựa chọn nhẫn cầu hôn với mức giá dao động 3-30 triệu. Tuy nhiên, nhẫn cầu hôn chính là vật “đánh dấu chủ quyền” cũng chính ngầm khẳng định vị thế, địa vị xã hội cũng như vị trí “không ai có thể thay thế” của nàng. 

Xu hướng hiện nay các chàng lựa chọn nhẫn đính hôn có đính kim cương ngày càng trở nên phổ biến vì nó sẽ tôn lên vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch của nàng. 

Rất nhiều người hiểu lầm cứ nhẫn kim cương là đắt đỏ. Trên thực tế hiện nay nhẫn kim cương nhân tạo được sử dụng ngày càng phổ biến vì đáp ứng đủ các tiêu chí bền – đẹp – kinh tế. 

  • Nói về độ bền: Kim cương nhân tạo cũng là kim cương thật với những ưu điểm tương tự kim cương tự nhiên chính là độ bền, độ tinh khiết ngoài ra còn ít khuyết điểm hơn
  • Nói về độ đẹp: Kim cương nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm theo quy trình chuẩn hóa vì vậy ít khuyết điểm, đồng thời hoàn toàn có thể lựa chọn màu sắc và chế tác theo yêu cầu của chàng. Chàng hoàn toàn có thể lựa chọn nhẫn cầu hôn theo màu sắc, thiết kế, kích cỡ phù hợp đặc thù công việc, phong cách của nàng.
  • Nói về kinh tế: So với kim cương tự nhiên thì kim cương nhân tạo có mức giá rẻ chỉ bằng ½ dù có cùng kích cỡ. Đây là lựa chọn hoàn hảo giúp nâng tầm vẻ đẹp, phong cách của nàng.

Nhẫn cầu hôn đính kim cương

Tham khảo ngay nhẫn cầu hôn kim cương để dành cho nàng điều quý giá, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, trường tồn.

Kết luận: Trên đây câu trả lời cho câu hỏi và thắc mắc của các chàng: “Nhẫn cầu hôn đeo ngón nào sẽ giúp tình yêu đôi lứa viên mãn, bên nhau trọn đời?”. Nhẫn cầu hôn là tín vật tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu và gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của chàng về một cái kết viên mãn. Các chàng mong muốn dành cho người con gái mình yêu những điều trân quý nhất có thể tham khảo nhẫn cầu hôn đính kim cương nhân tạo với mức giá phải chăng và cực bền đẹp.

Bài liên quan

Sản phẩm tham khảo

Kim cương IGI 6.5 ly D-VVS1

Kim cương IGI 5.0 ly E-VVS1

Kim cương IGI 7.2 ly D-Vs1

Kim cương IGI 9.0 ly D-VS1

Kim cương IGI 5.0 ly D-VVS2

Kim cương IGI 8.1 ly E-VS1

Kim cương IGI 6.5 ly F-VVS1

Kim cương IGI 5.4 ly D-Vs1