Kim cương thô tự nhiên nếu so với kim cương thành phẩm đã qua chế tác thì có sự khác biệt rõ nét tuy nhiên nếu so sánh với các loại đá quý khác thì không phải ai cũng biết cách phân biệt rõ ràng giữa chúng. Cùng tìm hiểu bài viết sau, tránh trường hợp “nhầm” khi chọn mua kim cương!
Mục lục:
1. Phân biệt kim cương thô tự nhiên so với các loại đá quý khác
Kim cương thô tự nhiên là dạng khoáng sản quý giá chưa qua chế tác, với vẻ ngoài thô ráp, không đồng đều màu sắc. Trải qua quá trình chế tác, cắt mài thì kim cương trở nên sáng lấp lánh hơn, nhẵn và phản chiếu ánh sáng tốt hơn và giá trị tăng lên nhiều lần.
Để phân biệt kim cương thô tự nhiên với các loại đá quý khác, dưới đây là một số tips thường được áp dụng:
1.1. Nhận biết kim cương thô tự nhiên thông qua hình dạng
Kim cương thô tự nhiên thường có hình dạng đặc trưng, dễ nhận biết qua các mặt lồi hoặc khối lập phương:
- Hình dạng tinh thể đôi hoặc bát diện (8 mặt lồi đều hình tam giác)
- Có các góc cạnh gồ ghề: Do chưa được mài giũa cẩn thận nên kim cương thô có các cạnh không đều nhau và thô ráp.
Kim cương tự nhiên
1.2. Nhận biết kim cương thô tự nhiên thông qua màu sắc
Khác với kim cương đã chế tác chỉ màu sắc đồng nhất (không màu hoặc có màu), kim cương thô tự nhiên thường tại nhiều màu sắc khác nhau:
- Màu sắc không đồng đều: Lý giải hiện tượng này, do kim cương thô quá trình hình thành trong tự nhiên chịu tác động nhiệt độ áp suất cao nên hình thành những tạp chất bên trong kim cương. Chính tạp chất này khiến kim cương có thể có màu vàng nhạt, trắng đục, nâu hay thậm chí xanh dương, xanh lá không đều màu.
- Xu hướng ngả vàng: Kim cương không chỉ có dạng không màu mà có thể màu ngả từ trắng sang vàng với nhiều cấp độ màu khác nhau.
- Màu sắc chưa xác định rõ ràng: Trước khi qua chế tác, màu sắc của kim cương có thể không rõ nét. Thực tế kim cương qua chế tác màu sẽ giảm 2-3 tone so với tone màu khi còn ở dạng kim cương thô.
Kim cương thô tự nhiên màu sắc không đồng đều
1.3. Nhận biết kim cương thô tự nhiên thông qua độ tinh khiết
- Độ trong suốt: Tương tự như kim cương đã qua chế tác, khi kim cương thô càng ít tạp chất, khuyết điểm thì càng sáng bóng.
- Có thể quan sát thấy vứt nứt hay tạp chất: Kim cương hình thành trong điều kiện tự nhiên nên có thể quan sát thấy những vết nứt hay tạp chính. Những khuyết điểm này có thể ảnh hưởng tới khả năng phản xạ, độ lấp lánh của kim cương .
- Bao thể và tạp chất: Kim cương thường chứa nhiều bao thể và tạp chất tự nhiên bên trong, đây là những điểm tối hoặc vệt mờ xuất hiện dưới lớp bề mặt. Những bao thể này không chỉ làm giảm độ trong suốt mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy đây là kim cương tự nhiên.
1.4. Nhận biết kim cương thô tự nhiên thông qua lớp vỏ bên ngoài
Lớp vỏ ngoài cũng là một yếu tố quan trọng trong nhật biết kim cương thô tự nhiên:
- Lớp vỏ dày: Lớp vỏ dày bao bên ngoài kim cương có thể che đi cấu trúc bên trong của viên kim cương, để quan sát rõ hơn cần cắt gọt để loại bỏ lớp ngoài. Tuy nhiên thường chỉ cắt vài đường tỉ mỉ mà không đánh bóng quá nhiều dễ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của viên kim cương.
1.5. Nhận biết kim cương thô tự nhiên thông qua độ cứng
Kim cương là khoáng vật cứng nhất trong tự nhiên, với độ cứng theo thang đo Mohs đạt mức 10. Vì vậy để nhận biết kim cương và phân biệt nó với các loại đá quý khác có thể thông qua kiểm tra độ cứng
- Thử cào xước: Kim cương tự nhiên có thể làm xước hầu hết các vật liệu khác, như thủy tinh hoặc các kim loại mềm hơn.
- Không bị xước bởi các vật liệu mềm hơn: Nếu bạn thử dùng dao hay thép để cào lên viên kim cương mà không tạo ra vết xước, điều này cho thấy đó có thể là kim cương thật.
Kim cương tự nhiên có độ cứng cao nhất
2. Phân biệt kim cương thô tự nhiên với kim cương đã qua chế tác
2.1. Phân biệt nhờ hình dạng
- Kim cương thô: Giữ nguyên hình dạng thô, tự nhiên ban đầu như cấu trúc không đối xứng, thường có góc cạnh gồ ghề.
- Kim cương đã qua chế tác: Được chế tác thông qua đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân theo tiêu chuẩn thẩm mĩ, đem đến hình dáng đồng đều, màu sắc sắc nét.
2.2. Phân biệt nhờ độ lấp lánh
- Kim cương thô chỉ phản xạ ánh sáng mà không sáng lấp lánh như kim cương đã qua chế tác. Kim cương lấp lánh chính nhờ các bề mặt được cắt gọt, sắc nét khiến ánh sáng chiếu vào liên tục được phản chiếu qua các mặt giúp kim cương rực rỡ dù quan sát ở bất kỳ góc nào.
Kim cương đã qua chế tác được tối ưu hoá về độ sáng cũng như hình dạng nên có mức giá cao hơn kim cương thô tự nhiên. Thực tế, một viên kim cương sau khi chế tác có thể mất 30-40% khối lượng so với ban đầu, nhưng giá trị thẩm mỹ và kinh tế lại tăng lên nhiều lần. Tuy vậy nhưng kim cương thô tự nhiên so với các loại đá quý khác giá trị vẫn cao hơn nhiều do sự khan hiếm.
Kết luận:
Trên đây là một số tips giúp phân biệt kim cương thô tự nhiên với các loại đá quý cũng như kim cương đã qua chế tác. Như vậy, về mặt giá trị kim cương thô không thể bằng kim cương đã qua chế tác tuy nhiên so với các loại đá quý khác thì nó vẫn có mức giá đắt đỏ hơn do độ khan hiếm và quá trình khai thác vất vả ngoài tự nhiên.
Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kim cương, quý lòng vui lòng tham khảo thông tin tại đây!