Với “dân chơi” hay “tín đồ” kim cương lâu năm thì rất khó để nhầm tuy nhiên những ai mới chơi dòng “xa xỉ” phẩm này thì việc bị nhầm lẫn, bị đánh tráo khái niệm đá với kim cương nhân tạo không phải hiếm, tips phân biệt kim cương và đá sẽ là căn cứ giúp người mua “tỉnh táo” hơn khi mua dù là đá hay kim cương, tham khảo ngay!
Mục lục:
1. 3 Tips phân biệt kim cương và đá quý
1.1. Tips phân biệt kim cương và đá quý – Soi dưới ánh nắng mặt trời
Một cách đơn giản dễ thực hiện khi phân biệt kim cương và đá quý tuy nhiên sẽ có hiệu quả trong nhiều trường hợp đó chính là soi dưới ánh nắng mặt trời.
- Đá quý bình thường thì dù bên trong hay bên ngoài thì soi dưới ánh sáng mặt trời phản xạ ánh sáng sẽ thấy phản chiếu sắc màu cầu vồng
- Kim cương thì sẽ có sự khác biệt về đặc điểm chiếu xạ giữa phần bên trong và bên ngoài khi soi dưới áng sáng: Bên ngoài phản chiếu sắc cầu vồng, trong khi bên trong sẽ thấy màu trắng, xám.
Đây chính là điểm khác biệt của kim cương mà các loại đá quý khác không thể “làm fake”. Sự khác biệt này dựa trên đặc tính khúc xạ ánh sáng của kim cương so với các loại đá quý khác sẽ tốt hơn hẳn. Theo đó, kim cương có khả năng hấp thụ ánh sáng và phản chiếu theo nhiều góc khác nhau, tạo ra sự phân tán ánh sáng và những sắc màu rất rực rỡ.
Tips phân biệt kim cương và đá – Soi dưới ánh nắng mặt trời
1.2. Tips phân biệt kim cương và đá quý – Sử dụng kính lúp
Sử dụng kính lúp cũng là một cách giúp phân biệt kim cương và đá quý trong một số trường hợp.
Thứ nhất, căn cứ vào giác cắt. Nếu như kim cương sẽ được gia công, chế tác và có góc cạnh sắc bén thì đá quý thường lại không “cắt” sắc gọn như kim cương mà thường mang cạnh tròn.
Thứ hai, căn cứ dựa trên chính “khuyết tật” của kim cương. Kim cương tự nhiên vì hình thành trong tự nhiên từ carbon nguyên chất dưới nhiệt độ, áp suất cao nên luôn tồn tại những “khuyết tật” nhỏ bên trong có thể quan sát bằng kính lúp. Trong khi đá quý khi được gia công kỹ thì sẽ ít khuyết điểm hơn, bề mặt thường bóng loáng.
Phân biệt kim cương và đá bằng kính lúp
1.3. Tips phân biệt kim cương và đá quý – Tận dụng hơi nước
Một mẹo cực hay mà bạn có thể áp dụng để phân biệt kim cương và đá chính là sử dụng hơi nước, bằng cách “hà hơi” vào kim cương.
Kim cương tự nhiên sẽ không có hiện tượng đục, làm mờ khi hà hơi vào. Trong khi với kim cương nuôi cấy hay đá quý thì sẽ thấy hiện tượng bóng mờ khi thử theo cách này.
Cơ sở của phương pháp này chính xuất phát từ đặc điểm của kim cương tự nhiên. Kim cương tự nhiên có khả năng phân tán nhiệt rất nhanh nên lớp sương mù khi hà hơi sẽ không thể tồn tại lâu trên bề mặt kim cương.
Phân biệt kim cương và đá bằng hơi nước
2. Phân biệt kim cương và đá quý thường hay bị nhầm lẫn nhất
Để tránh rủi ro khi mua kim cương thì người mua cần biết một số loại đá quý thường hay bị nhầm lẫn với kim cương. Cụ thể như sau:
2.1. Phân biệt kim cương và đá Cubic Zirconia (CZ) – Kẻ mạo danh số 1
Để phân biệt kim cương và đá CZ, cách thức rất đơn giản:
- Sử dụng hơi nước hoặc hà hơi theo tips phân biệt chung, với đá CZ thì sương mù có thể tồn tại trong khoảng 1 – 2 giây
- Sử dụng kính lúp theo tips phân biệt chung, đá CZ vì được chế tạo hoàn toàn theo quy trình sản xuất công nghiệp hóa nên không thấy tạp chất dù sử dụng kính lúp độ phóng đại x10
- Soi dưới áng sáng mặt trời trong một thời gian dài thì đá CZ sẽ có màu hơi xám nhạt
- Khả năng dẫn nhiệt: Trong khi kim cương dẫn nhiệt thì đá CZ cách nhiệt
Đá Cubic Zirconia
2.2. Phân biệt kim cương và đá Moissanite – Kẻ mạo danh số 2
Một loại đá cũng rất hay bị nhầm lẫn và đặt lên bàn cân so sánh với kim cương đó chính là đá Moissanite
- Độ bền: Tuy đá Moissanite sở hữu độ bền “hiếm có” (chấm điểm 9.25) mà khó có loại đá quý, khoáng vật nào so sánh được. Tuy nhiên so với kim cương thì độ bền của nó vẫn thấp hơn nên vẫn có thể có hiện tượng bong tróc, xước; đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài.
- Màu sắc: Kim cương có nhiều màu sắc tự nhiên (không màu và có màu) trong khi đá Moissanite chỉ có loại không màu(các màu có được do được tổng hợp)
- Độ lấp lánh: Có thể soi dưới ánh nắng để quan sát hiện tượng khúc xạ ánh sáng của kim cương hay đá Moissanite. Với đá Moissanite khúc xạ ánh sáng cho tia sáng dài, chùm sáng rộng. Trong khi kim cương hay đá CZ thì tia sáng ngắn và chùm ánh sáng không màu.
2.3. Phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nuôi cấy
Bài toán khó hơn cả đó chính là phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nuôi cấy. Nguyên nhân do kim cương nuôi cấy hoàn toàn là kim cương thật được phát triển từ phôi kim cương tự nhiên và “trồng” trong phòng thí nghiệm mô phỏng nhiệt độ, áp suất cao như trong lòng trái đất.
Đây là lí do vì sao mà kim cương nuôi cấy sở hữu đặc điểm cấu trúc và tính chất vật lý hoàn toàn tương đồng với kim cương tự nhiên như màu sắc, độ cứng, độ lấp lánh. Xét ở một khía cạnh nào đó thì kim cương nuôi cấy đôi khi ít khuyết điểm hơn do được “trồng” theo quy trình chuẩn hóa khác.
Thực tế để phân biệt kim cương nuôi cấy hay kim cương tự nhiên hoàn toàn không thể quan sát bằng mắt thường hay những tips như trên. Việc phân biệt chỉ có thể tiến hành bởi các chuyên gia trong các phòng thí nghiệm sử dụng thiết bị chuyên dụng như GIA, IGI,…Đây chính là lí do vì sao kim cương nuôi cấy ngày càng trở nên hot và dần “soán ngôi” kim cương tự nhiên do nó có mức giá rẻ hơn rất nhiều.
Kim cương nuôi cấy
Khách hàng mong muốn sở hữu viên kim cương giúp nâng tầm phong cách, vị thế nhưng lại có chi phí “eo hẹp” có thể tham khảo kim cương nuôi cấy với mức giá “dễ thở” hơn rất nhiều tại đây.