Theo “chuẩn” quốc tế hiện nay đánh giá kim cương dựa theo tiêu chuẩn 4Cs giúp định giá, kiểm định chất lượng kim cương bảo đảm quyền lợi cho bên mua khi tiến hành giao dịch mua-bán kim cương.
Mục lục
1. Điểm danh 4 Tiêu chuẩn đánh giá kim cương
Trên thị trường “kim cương” quốc tế nói chung, thị trường tại Việt Nam nói riêng thì kim cương hiện nay được định giá dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá kim cương 4Cs bao gồm:
- Colors (Màu sắc kim cương hay nước màu kim cương)
- Claritys (Độ tinh khiết của kim cương)
- Cuts (Giác cắt kim cương)
- Carats (Trọng lượng kim cương)
1.1. Tiêu chuẩn đánh giá kim cương – Màu sắc hay nước màu kim cương (Colors)
Tại Việt Nam màu sắc hay nước màu kim cương cũng được phân theo các cấp độ màu sắc theo tiêu chuẩn 4Cs. Trong đó cấp độ màu cao nhất và giá trị nhất là cấp dộ D, sau đó giảm dần về chất lượng, nước màu cho tới cấp độ Z.
Tiêu chí đánh giá kim cương theo cấp độ màu
Theo tiêu chí đánh giá kim cương chuẩn GIA, kim cương được phân làm 5 nhóm:
- Nhóm kim cương không màu (Colorless) gồm cấp D, E, F
- Nhóm kim cương gần như không màu (Near Colorless) gồm cấp G, H
- Nhóm kim cương tựa như không màu (Faint) gồm cấp I, J
- Nhóm kim cương màu vàng rất nhạt (Very light) gồm cấp K, L, M
- Nhóm kim cương màu vàng nhạt nhẹ (Light) gồm cấp N, O, P, Q, R
Một lưu ý nhỏ, cấp độ D là cấp độ cao nhất và giá trị nhất trong thang cấp độ từ D tới Z. Khi so sánh với kim cương màu (đặc biệt là màu lạ mắt như xanh lam, hồng, đỏ, xanh da trời,…) thì nhiều viên kim cương có giá trị còn cao hơn giá trị của kim cương nước D.
Thường những màu sắc “lạ” này rất hiếm và vô cùng đắt, được săn lùng bởi các “tín đồ” kim cương trên toàn thế giới. Có những viên kim cương giá trị trị “triệu” độ/carat đã từng được ghi nhận với màu đỏ tự nhiên.
1.2. Tiêu chuẩn đánh giá kim cương theo cấp độ tinh khiết (Clarity)
Trong tiêu chí đánh giá kim cương chuẩn 4Cs, độ tinh khiết (clarity) biểu thị độ trong, mức độ tạp chất/tỳ viết của viên kim cương.
Tạp chất/tỳ vết của viên kim cương có thể phân làm đặc điểm bên trong (inclusions) và đặc điểm bên ngoài. Bất kỳ viên kim cương tự nhiên nào cũng sẽ tồn tại tỳ vết, khuyết điểm do hoàn toàn hình thành trong tự nhiên dưới tác động của nhiệt độ, áp suất cao.
Đánh giá độ tinh khiết của kim cương các chuyên gia sử dụng thiết bị chuyên dụng là kính lúp (độ phóng đại x10). Theo đó, độ trong của viên kim cương càng cao, kim cương càng trong suốt thì càng quý hiếm và giá trị càng đắt đỏ.
Tiêu chí đánh giá kim cương theo cấp độ tinh khiết
Kim cương được phân loại độ tinh khiết theo các cấp độ:
- F (Flawless) hay IF ( Internal Flawless – bên trong hoàn hảo)
- VVS*( Very Very Small – rất rất nhỏ) ( VVS1, VVS2)
- PI (Pique – Nhìn thấy khi phóng to 10 lần, không nhìn thấy bằng mắt thường)
- PII( Pique II – Dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường)
- PIII( Pique III – Dễ nhìn thấy bằng mắt thường và giảm độ sáng của kim cương)
1.3. Tiêu chuẩn đánh giá kim cương theo chất lượng giác cắt (Cut)
Rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm “giác cắt” với hình dạng thực sự của viên kim cương. Giác cắt là yếu tố duy nhất trong 4 tiêu chuẩn đánh giá kim cương phụ thuộc vào chất lượng tay nghề, chế tác của con người. Thông qua quá trình chế tác, những giác cắt càng hoàn hảo càng giúp nâng tầm giá trị của viên kim cương thô ban đầu lên nhiều lần.
Giác cắt ở đây là tỷ lệ chứ không liên quan tới hình dạng của viên kim cương như chiều dài, góc, tính đối xứng.
Tiêu chí đánh giá kim cương theo chất lượng giác cắt
1.4. Tiêu chuẩn đánh giá kim cương theo trọng lượng viên kim cương (Carats)
Trọng lượng của viên kim cương (carats) được xác định khi tiến hành đo sử dụng thiết bị chuyên dụng là cân điện tử chính xác. Theo quy ước, 1 carat tương đương 200mg (hay 1 gam tương đương 5 carat). Khi đo, số carat sẽ được lấy tới 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy (ví dụ 1,15 carats; 2,58 carats)
Cân điện tử phải đảm bảo có độ chính xác rất cao vì chỉ chênh lệch 1% carat cũng sẽ ảnh hưởng tới giá trị của viên kim cương. Đôi khi hai viên kim cương nhỉnh nhau chỉ 1% trọng lượng carat không thể phát hiện hay quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến thiết bị chuyên dụng.
2. Cách định giá kim cương theo tiêu chuẩn 4Cs
Khi định giá viên kim cương sẽ dựa trên trọng lượng (carat) và hình dạng viên kim cương (hình tròn và hình dáng lạ mắt khác hình tròn). Thường thì cách tính giá trị viên kim cương là như nhau dù là dạng hình tròn hay dạng hình dáng lạ mắt khác.
Bảng giá kim cương 3 Carat của Danh sách giá Rapaport
Cách tính giá trị của viên kim cương như sau:
Giá viên kim cương = Giá trên mỗi Carat x trọng lượng carat.
Ví dụ, với một viên kim cương nước D VVS1 3 carat thì cách tính như sau:
Giá viên kim cương = 61.270 x 3 = $183,810
Theo đó, để sở hữu 1 viên kim cương 3 carat màu D cấp độ sạch VVS1 thì cần phải bỏ ra số tiền là 183,810 đô la.
Trên đây là thông tin về định giá dựa trên đánh giá kim cương theo tiêu chuẩn 4Cs là tiêu chuẩn “chuẩn” quốc tế. Khách hàng hoàn toàn có thể tham khảo để biết giá trị của viên kim cương mình sở hữu hoặc mong muốn sở hữu dao động trong khoảng nào. Để biết thêm thông tin hữu ích về kim cương, vui lòng tham khảo tại đây.