Dù chất lượng, giá trị không thể sánh với kim cương nhưng một số loại đá thường được quảng cáo là kim cương khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Vậy, cách phân biệt kim cương thật với các loại đá giả kim cương ra sao?
Phân biệt kim cương thật (kim cương nuôi cấy, kim cương tự nhiên) và đá giả kim cương
Để trông giống một viên kim cương, một viên đá phải sở hữu một số đặc tính tương tự kim cương. Mặc dù nhìn rất giống nhau và khó nhận biết nhưng giữa kim cương thật và những viên đá giả giống kim cương vẫn có những đặc điểm để phân biệt chúng.
Độ cứng
Độ cứng có lẽ là đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt kim cương thật với đá nhân tạo giả kim cương. Kim cương đứng đầu trong thang độ cứng Mohs về độ cứng của khoáng chất với xếp hạng 10. Đây là khoáng chất tự nhiên cứng nhất được biết đến, có nghĩa là nó có khả năng chống xước cao và có các mặt sắc nét, hoàn hảo.
Mặt khác, đá giả kim cương không bao giờ có thể so sánh với kim cương thật về độ cứng. Kim cương giả có thể dễ dàng được xác định bởi ngoại hình và độ đánh bóng kém của chúng, đồng thời chúng cũng dễ xước, nứt, vỡ hơn kim cương.
Độ rực rỡ và lấp lánh
Những viên kim cương được cắt để làm nổi bật ánh lửa rực rỡ của chúng. Điều này không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giác cắt, mà còn là kết quả của chỉ số khúc xạ cao (2,417 – 2,419) và độ tán sắc (0,44) của kim cương.
Rất ít khoáng vật có chỉ số khúc xạ và độ phân tán gần giống như vậy, vẻ ngoài của chúng trông khá nhợt nhạt. Các chất mô phỏng kim cương khác như Cubic Zirconia và Moissanite, thể hiện sự lấp lánh nhiều màu sắc hơn kim cương, làm cho chúng dễ dàng phân biệt đối với một người quan sát có kinh nghiệm.
Màu sắc
Hầu hết các viên kim cương không màu hoặc có màu vàng, nâu ở một mức độ nào đó, trong khi kim cương giả hoàn toàn không màu. Nếu bạn đặt một kim cương giả bên cạnh một viên thật, viên giả sẽ trông “trắng” hơn khi so sánh.
Độ trong là một yếu tố khác để đánh giá một loại đá mô phỏng kim cương. Hầu hết các viên kim cương thật đều có những tỳ vết nhất định bên trong và bên ngoài trong quá trình hình thành bên dưới lòng đất. Ngược lại, các viên kim cương giả được làm nhân tạo thường trông rất hoàn hảo vì chúng được tổng hợp từ môi trường có sự kiểm soát, can thiệp của con người. Nhưng nếu các chất mô phỏng kim cương tự nhiên đi kèm với các tạp chất, những tạp chất này thường không giống như những viên kim cương thật.
Bảng so sánh kim cương thật và một số loại đá trang sức
Hai loại đá thường xuyên “mạo danh’ kim cương thật nhiều nhất phải kể đến là đá CZ và Moissanite. Lợi dụng khách hàng chưa có nhiều hiểu biết, một số đơn vị đã đánh tráo khái niệm về các loại đá này thành kim cương. Nhưng thực chất giá trị và chất lượng của chúng lại không thể so sánh với hàng thật.
Đá CZ (Cubic Zirconia) là loại đá quý tổng hợp không màu có thể được tinh chế từ dạng tinh thể của Zirconium Dioxide ở nhiệt độ cùng áp suất lớn. Đá CZ có thể được tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên tần suất xuất hiện của chúng là khá hiếm nên hầu hết đá CZ trên thị trường hiện nay đều là nhân tạo. Đá CZ có các đặc tính quang học gần giống với kim cương thật. Vì vậy, khi dùng mắt thường rất khó để phân biệt 2 loại đá này với nhau. Nhờ vẻ ngoài bắt mắt cùng giá thành phải chăng, đá CZ nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tác trang sức.
Đá Moissanite là một dạng hợp chất tự nhiên được hình thành từ Silicon Carbide (SiC) hoặc Carborundum. Mang diện mạo tỏa sáng gần giống với với kim cương thật nhưng nếu xét về độ cứng, tỷ trọng hay thành phần hóa học, 2 loại này khác nhau hoàn toàn. Đá Moissanite cực kỳ hiếm trong tự nhiên và chỉ thường xuất hiện ở mỏ kim cương hay những thiên thạch. Bằng cách tổng hợp Silicon Carbide trong phòng thí nghiệm dưới nhiệt độ và áp suất cực cao trong thời gian dài, người ta đã thành công trong việc tạo ra đá Moissanite nhân tạo. Cũng từ đây, trang sức làm từ Moissanite ngày càng được phổ biến rộng rãi và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng.
Cách phân biệt kim cương thật và đá giả kim cương
Hiện nay, ngoài kim cương tự nhiên và kim cương nuôi cấy – Lab Grown Diamond thì thị trường cũng xuất hiện rất nhiều đá giả kim cương.
Để phân biệt được kim cương thật và kim cương giả, bạn có thể sử dụng một số cách như sau:
Mang theo một chiếc kính lúp khi đến cửa hàng kim hoàn. Sử dụng kính lúp để nhìn kĩ nhưng khuyết điểm bề mặt và độ trong của kim cương. Nếu bạn không biết cách đánh giá kim cương, hãy đảm bảo bạn đi theo cùng một người có kiến thức, kinh nghiệm về kim cương, từng tiếp xúc nhiều với kim cương thật và phân biệt được với kim cương giả.
Một cách thủ công hơn để phân biệt kim cương thật và giả đó là bạn sẽ dùng giấy nhám để chà lên bề mặt kim cương. Được mệnh danh là một trong những chất liệu cứng nhất hành tinh, vì vậy kim cương sẽ không dễ dàng bị tổn hại bởi những tác động vật lý thông thường. Do đó, khi chà giấy nhám lên bề mặt, nếu kim cương vẫn trong và sáng, không để lại vết xước gì thì đó chính là kim cương thật.
Tốt nhất, nếu không chắc chắn đâu là hàng thật và hàng giả, bạn nên chọn mua kim cương tại các địa chỉ đáng tin cậy, nhập khẩu từ nguồn cung uy tín và có giấy chứng nhận kim cương GIA (giấy chứng nhận kim cương thiên nhiên của Viện Đá quý Hoa Kỳ) hoặc IGI (Viện Đá quý Quốc tế). Trên mỗi giấy chứng nhận kiểm định đều có ghi rõ nguồn gốc kim cương tự nhiên hay kim cương nuôi cấy – Lab Diamond, giúp người tiêu dùng xác định đúng giá trị viên kim cương mình mua.