5 cách kiểm tra đá kim cương nhanh chóng và chính xác

Đá kim cương không chỉ là biểu tượng của sự xa hoa mà còn có nhiều ứng dụng như một món trang sức quý giá cho đến ứng dụng trong công nghiệp. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về các loại đá kim cương, quy trình sản xuất, và cách phân biệt đá kim cương thật hay giả!

1. Giới thiệu về đá kim cương

Đá kim cương theo là loại đá quý được xếp vào loại cứng nhất trên Trái Đất, được hình thành từ nguyên tố carbon trong điều kiện áp lực và nhiệt độ cao ở sâu trong lòng đất. Kim cương ngoài độ cứng tuyệt đối còn nổi bật bởi độ sáng lấp lánh và khả năng khúc xạ ánh sáng tuyệt vời. Đây là lý do khiến kim cương trở thành món trang sức đắt giá mang vẻ đẹp vĩnh cửu.

Đá kim cương

2. Các loại đá kim cương trên thị trường

Kim cương có thể chia thành ba loại chính trên thị trường: kim cương tự nhiên, kim cương nuôi cấy và đá kim cương giả. Mỗi loại đều có những đặc điểm và giá trị riêng, phù hợp với từng nhu cầu của người mua.

2.1. Kim cương tự nhiên

Đá kim cương tự nhiên được hình thành sâu trong lòng Trái Đất qua hàng triệu năm, trải qua điều kiện khắc nghiệt với áp suất, nhiệt độ cao khiến cho kim cương sở hữu mức giá “trên trời”.

Kim cương tự nhiên không chỉ đắt giá nhờ vẻ đẹp trường tồn với thời gian mà nó còn có giá trị đầu tư lâu dài, thường kim cương được kiểm định bởi các tổ chức giám định kim cương quốc tế như  GIA (Viện Ngọc học Hoa Kỳ) giúp xác định nguồn gốc, đánh giá chất lượng đá kim cương.

2.2. Kim cương nuôi cấy (Lab-grown diamond)

Kim cương nuôi cấy được sản xuất theo quy trình sản xuất hiện đại mô phỏng quá trình hình thành kim cương trong điều kiện nhiệt độ áp suất cao như kim cương tự nhiên. 

Chính sự tương đồng trong điều kiện hình thành, đồng thời do kim cương nuôi cấy hoàn toàn là kim cương thật được trồng từ chính “phôi” kim cương tự nhiên cho nên kim cương nuôi cấy có cấu trúc và tính chất hóa học gần giống hoàn toàn giống với kim cương tự nhiên. 

Ưu điểm lớn nhất của kim cương nuôi cấy chính là giá thành thấp hơn rất nhiều so với kim cương tự nhiên. Thực tế không thể phân biệt đá kim cương tự nhiên và kim cương nuôi cấy bằng mắt thường nếu không sử dụng thiết bị chuyên dụng.

Đá kim cương nuôi cấy

2.3. Đá kim cương giả

Ngoài kim cương tự nhiên và kim cương nuôi cấy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đá quý có ngoại hình “hao hao” kim cương tự nhiên, còn gọi là zirconia hay moissanite. 

Những loại đá này có độ sáng bóng tương tự kim cương, nếu không để ý thì khó có thể phân biệt với kim cương tự nhiên bằng mắt thường. Tuy nhiên khi kiểm tra đặc tính lý hoá hay cấu trúc thì đá quý giả kim cương có sự khác biệt rõ nét và có mức giá thấp hơn rất nhiều so với kim cương thật.

3. Quy trình khai thác và sản xuất đá kim cương

3.1. Quá trình khai thác kim cương tự nhiên

Kim cương tự nhiên được khai thác từ các mỏ kim cương từ sâu dưới lòng đất. Quá trình khai thác kim cương trong tự nhiên mất rất nhiều thời gian, công sức và nhân công. Kim cương sau khi khai thác từ tự nhiên gọi là kim cương thô lúc này giá trị chưa thực sự cao. 

Kim cương thô sau khi được chế tác, qua bàn tay lành nghề của thợ chế tác kim cương mang đến vẻ đẹp hoàn hảo giúp kim cương sáng lấp lánh từ mọi góc nhìn, giá trị đá kim cương vì vậy mà tăng lên nhiều lần.

3.2. Quy trình sản xuất kim cương nuôi cấy

Kim cương nuôi cấy được nuôi trồng trong phòng thí nghiệm theo hai phương pháp chính được áp dụng phổ biến hiện nay chính là phương pháp HPHT (High Pressure High Temperature) và phương pháp CVD (Chemical Vapor Deposition) trong đó: 

  • Phương pháp HPHT mô phỏng điều kiện áp suất và nhiệt độ cao giống như trong tự nhiên, giúp tạo ra kim cương với cấu trúc tương tự. 
  • Phương pháp CVD sử dụng quá trình phân hủy khí hóa học để tạo ra màng mỏng carbon, sau đó hình thành thành viên kim cương. 

Cả hai phương pháp này đều cho ra sản phẩm kim cương có chất lượng cao và giá thành so với kim cương tự nhiên thấp hơn nhiều.

4. Công dụng và ứng dụng của đá kim cương

4.1. Trang sức và làm đẹp

Kim cương từ lâu vốn là biểu tượng của vẻ đẹp sang trọng, quý phái và quyền lực. Những món trang sức như nhẫn kim cương, dây chuyền, vòng tay được đính kết kim cương luôn là sự lựa chọn hoàn hảo vào những dịp quan trọng như lễ cưới hỏi, đính hôn hay dùng làm quà tặng.

Kim cương được coi là biểu tượng của tình yêu, tượng trưng cho tình yêu “vĩnh cửu” trường tồn với thời gian.

Trang sức kim cương

4.2. Ứng dụng trong công nghiệp

Kim cương ngoài là một món trang sức đắt giá còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp nhờ có độ cứng gần như tuyệt đối, độ bền nên được ứng dụng trong các dụng cụ cắt, mài và khoan. 

Đặc biệt, với các ngành công nghiệp như cơ khí, điện tử hay xây dựng đá kim cương được ứng dụng để gia công những vật liệu cứng, đòi hỏi độ chính xác cao.

5. Làm thế nào để kiểm tra đá kim cương thật

5.1. Các phương pháp phân biệt kim cương thật và giả

Để phân biệt kim cương thật và giả, có thể áp dụng một số phương pháp kiểm tra đơn giản tại nhà như sau:

  • Kiểm tra độ sáng: Kim cương thật có khả năng phản xạ ánh sáng cực kỳ tốt, tạo ra các tia sáng lấp lánh đa sắc. Nếu viên đá không có độ sáng tốt, có thể đó là kim cương giả.
  • Kiểm tra qua hơi thở: Thổi nhẹ vào bề mặt kim cương, nếu hơi thở biến mất ngay lập tức, đó có thể là kim cương thật. Kim cương giả sẽ giữ lại hơi thở trong vài giây.
  • Kiểm tra bằng nước: Thả viên kim cương vào nước, kim cương thật thường chìm xuống đáy do mật độ cao, trong khi các loại đá giả có thể nổi hoặc không chìm xuống ngay.

5.2. Các thiết bị kiểm tra đá kim cương chuyên dụng

Ngoài các phương pháp thủ công, để đảm bảo độ chính xác cao khi xác định nguồn gốc kim cương thì cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng:

  • Máy kiểm tra kim cương: Máy này dựa trên tính dẫn nhiệt của kim cương. Nếu kim cương thật, máy sẽ cho ra kết quả khẳng định ngay lập tức.
  • Kính hiển vi: Khi soi kim cương dưới kính hiển vi có thể thấy các khuyết điểm nhỏ mà mắt thường không thể phát hiện, điều này giúp phân biệt kim cương thật và giả.

Kết luận

Để có thể sở hữu và đảm bảo không bị “hớ” khi giao dịch mua-bán đá kim cương thì điều mà khách hàng cần nắm vững chính là cách phân biệt kim cương thật với những loại đá quý khác giả kim cương. Quan trọng hơn, hãy luôn mua tại những địa chỉ uy tín và kiểm tra kỹ càng, đặc biệt chú trọng thông tin trên tờ giấy kiểm định kim cương (GIA).

Khách hàng muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về kim cương, có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

 

Bài liên quan

Sản phẩm tham khảo

Kim cương IGI 8.8 ly D-VS1

Kim cương IGI 6.8 ly D-Vs1

Kim cương IGI 6.3 ly D-VVS1

Kim cương IGI 5.4 ly F-VVS2

Kim cương IGI 10.0 ly D-VS1

Kim cương IGI 5.4 ly D-Vs1

Kim cương IGI 7.2 ly E-VVS1

Kim cương IGI 5.0 ly E-VVS1